Quạt thông gió âm tường và cách lắp đặt
Mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho các thành viên trong gia đình cũng như sự thoải mái trong sinh hoạt, thiết bị thông gió âm trần ngày nay trở nên quá phổ biến trong các không gian sống. Cách lắp quạt thông gió âm trần nhìn thì dễ, nhưng sự thật có dễ dàng như vậy không, hãy cùng tìm hiểu.
So với các loại quạt bàn hay quạt đứng thông thường, quạt thông hơi có thể đưa không khí thoát hẳn ra ngoài căn phòng một cách nhanh chóng. Luồng không khí này có thể bao gồm bụi bẩn, hơi ẩm, các mùi hôi cũng như hóa chất độc hại được thải ra trong quá trình sinh hoạt hàng ngày.
Do thiết kế với chức năng tạo gió làm mát là chính, các loại quạt thông thường chỉ tập trung tạo luồng gió thổi vòng quanh căn phòng, trong khi đó cách lắp quạt hút gió âm trần lại có thể hút không khí ra ngoài. Việc chỉ thổi không khí quanh phòng mà không thoát ra ngoài nghĩa là không khí vẫn tồn đọng và chỉ được tái sử dụng nhiều lần mà thôi.
Ưu điểm của quạt thông gió.
Sau khi đã chọn mua chiếc quạt thông gió phù hợp với nhiều tính năng, có thể bạn sẽ thắc mắc: Liệu có thể tự lắp quạt trần thông gió hay không? Cách lắp đặt có khó không? Tốn nhiều thời gian hay không và các vấn đề về bảo trì quạt, hệ thống điện như thế nào luôn là những câu hỏi thường gặp khi ai đó có ý định lắp quạt thông gió âm trần 2 chiều hay 1 chiều. Trong bài viết này sẽ tổng hợp và giải đáp những vấn đề của các bạn.
Quạt âm trần có cấu tạo và nguyên lý hoạt động khá đơn giản nên bạn hoàn toàn có thể tự lắp đặt ở nhà nếu có đủ đồ nghề và kiến thức về lắp đặt hệ thống điện. Thông thường bạn sẽ mất khoảng 30 phút đến 1 tiếng để lắp đặt hoàn tất một chiếc quạt thông gió. Tuy nhiên, thời gian này được rút ngắn hay kéo dài thêm còn tùy thuộc vào theo nguồn điện và các vấn đề khác như khoảng trống để lắp quạt.
Nếu bạn sống trong các căn hộ chung cư và lo ngại việc lắp quạt thông gió có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung của tòa nhà thì nên tham khảo cách lắp quạt thông gió âm trần với cách cài đặt quạt thông gió vào bên trong.
Về nguồn điện, không cần thêm dây điện rắc rối, bạn có thể mắc nối trực tiếp quạt âm trần với hệ thống điện có sẵn. Ví dụ, nếu bạn lắp quạt thông gió âm trần 2 chiều trong nhà vệ sinh, bạn có thể nối vơí đèn chiếu sáng. Như vậy, khi bạn bật hay tắt thiết bị này, quạt cũng sẽ bật hoặc tắt theo rất tiện lợi.
Một ưu điểm nữa chính là quạt âm trần rất dễ vệ sinh nhờ vào thiết kế đơn giản với các khớp, trục dễ dàng tháo rời. Đây cũng là đặc điểm giúp quạt thông gió rất dễ lắp đặt.
Quạt thông gió có thiết kế đơn giản dễ dàng vệ sinh.
Bước 1: Bước đầu tiên rất quan trọng trong cách lắp quạt hút gió âm trần chính là ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn.
Ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn. (Nguồn: Internet)
Bước 2: Tạo khoảng trống trên trần nhà để làm nơi lắp quạt
Tạo khoảng trống trên trần nhà để làm nơi lắp quạt. (Nguồn: Internet)
Nếu là lần đầu tiên lắp quạt thông gió trần, bạn nên dùng thước đo kích cỡ quạt hoặc đưa thử quạt lên trần và đánh dấu lại. Sau đó, bạn cắt trần nhà thành khoảng trống dành cho quạt. Còn nếu trần nhà đã có sẵn khoảng trống từ quạt cũ, bạn cũng hãy đo đạc lại để xem xét có phù hợp với kích thước quạt mới không để có giải pháp cắt to thêm hoặc đệm nhỏ lại nếu cần.
Bước 3: Lần lượt lắp các bộ phận của quạt thông gió lên trần theo đúng thứ tự trong hướng dẫn của nhà sản xuất rồi cố định chắc chắn bằng các ốc vít.
Lần lượt lắp các bộ phận của quạt thông gió. (Nguồn: Internet)
Bước 4: Nối dây điện quạt với nguồn điện rồi quấn băng keo quanh mấu nối để tránh rò rỉ điện. Nếu là dây điện cũ, bạn nên có thao tác kiểm tra lại 1 lượt đường dây nguồn để chắc chắn dây còn nguyên vẹn và an toàn.
Bước 5: Lắp tấm nhựa bảo vệ quạt lên trần nhà.
Trước khi thao tác lắp quạt theo quy trình, bạn cần dập cầu dao tắt nguồn điện nhằm đảm bảo an toàn tính mạng.
Không gian kết cấu phù hợp với quạt hút gió âm trần là trên trần giả,trần 2 lớp, không được gắn lên tường. Diện tích phù đặt quạt phù hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng tương ứng với lưu lượng gió, công suất quạt mà vẫn đảm bảo dòng không khí lưu thông và tính thẩm mỹ căn phòng.
Đọc kỹ, cẩn thận sổ tay hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất.
Trong suốt quá trình thao tác, cần đảm bảo lắp đúng quy cách, tuân theo thứ tự quy trình, tuyệt đối không đốt cháy công đoạn, cắt bỏ bước, đảo lộn thứ tự.
Lựa chọn công suất quạt phù hợp. Hiện nay, nhiều gia đình ưu tiên chọn mua loại sản phẩm công suất nhỏ để trong phòng tắm, phòng bếp. Tuy nhiên, nếu phòng bí khí, không cửa sổ thì nên lắp quạt hút công suất lớn nhằm đảm bảo không khí lưu thông tốt, cung cấp đủ oxy cần thiết, người làm việc không bị mệt mỏi.
Tiếng ồn. Khách hàng thường cân nhắc loại công suất lớn có thể sẽ rất ổn. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có nhiều loại quạt hút cải tiến công nghệ vận hành êm ái, độ ồn trong khoảng 20-36dB/A, động cơ DC tiết kiệm 36% điện năng, mang tới không gian yên tĩnh nhất cho giấc ngủ.
Trong phòng ngủ, quạt thông gió nên lắp ở hướng đối diện dàn lạnh nhằm mục đích hút thải khí độc, trả lại bầu không khí trong lành nhiều oxy.
Vậy là 5 bước trong cách lắp quạt thông gió âm trần đã hoàn thành. Nghe thì có vẻ đơn giản và sự thật là quá trình này thực sự dễ dàng. Bạn chỉ cần một chút khéo léo và cẩn thận thực hiện theo đúng hướng dẫn thì quạt thông gió âm trần 1 hay 2 chiều cũng không thể làm khó cho bạn được. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo những thương hiệu quạt thông gió uy tín, chất lượng tại: Hãng quạt thông gió Asia, Mitsubishi, Senko,... để có sự lựa chọn tối ưu.
Bài viết khác
Thiết kế bởi Tivago.vn